Thứ Năm, 23 tháng 2, 2017

Việt Nam liên tục phải nhập khẩu gỗ trong 3 năm

Hàng năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 160-170 loài gỗ nguyên liệu, trong đó có 20-30 loài có số lượng nhập khẩu trên 10.000 m3/loài/năm. Sự đa dạng trong các loài nhập khẩu không chỉ thể hiện qua con số tổng số loài nhập khẩu hàng năm mà còn qua góc độ cùng một loài được nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau. Ví dụ trong năm 2015 cùng một loài gỗ hương xẻ được nhập khẩu từ 28 quốc gia; Trong 7 tháng đầu 2016, cùng loài gỗ lim tròn được nhập khẩu từ 20 quốc gia.
Lượng gỗ tròn và xẻ (sau đây được gọi là gỗ nguyên liệu) nhập khẩu vào Việt Nam hàng năm khoảng 4-4,5 triệu m3, tương đương trên 1,5 tỉ USD về giá trị có xu hướng ngày càng tăng, nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho chế biến phục vụ xuất khẩu và cho tiêu thụ nội địa. Lượng gỗ nhập khẩu tăng cho thấy ngành gỗ của Việt Nam vẫn trên đà phát triển. 
Có sự biến động lớn trong các loài gỗ nhập khẩu, đặc biệt là sự suy giảm nghiêm trọng của các loài gỗ quý có tính rủi ro cao được nhập khẩu từ các nước Tiểu vùng sông Mê Kông. Suy giảm nhập khẩu từ nguồn này tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu từ các nguồn này và tới các làng nghề gỗ truyền thống có sử dụng các loài gỗ quý. Tuy nhiên, giảm cung từ các nguồn này cũng có thể  góp phần nâng cao hình ảnh của ngành chế biến gỗ xuất khẩu nói chung, từ đó góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu trong tương lai.
Hiện đang có tín hiệu về sự dịch chuyển trong cơ cấu gỗ nguyên liệu nhập khẩu các loài gỗ từ các nguồn có độ rủi ro cao sang các nguồn cung có độ rủi ro thấp. Tỉ trọng gỗ tròn nhập khẩu từ các nguồn có độ rủi ro cao giảm từ 60% trong tổng lượng gỗ tròn nhập khẩu từ năm 2013-2014 xuống còn 50% trong những năm gần đây; tỉ trọng các loài gỗ xẻ nhập khẩu từ nguồn rủi ro cao giảm từ trên 30% năm những năm 2013-2014 xuống còn khoảng trên 20% kể từ 2015 đến nay. Đây là những tín hiệu tốt, thể hiện những thay đổi tích cực của ngành gỗ trong việc đáp ứng các quy định về tính hợp pháp của gỗ tại các thị trường xuất khẩu, đặc biệt tại Mỹ và Châu Âu.
Dịch chuyển  về nguồn cung gỗ nguyên liệu cho Việt Nam còn thể hiện từ các nước Tiểu vùng sông Mê Kông sang khu vực Châu Phi. Động lực dẫn đến sự dịch chuyển này là một phần nỗ lực của một số doanh nghiệp trong việc tìm kiếm nguồn cung mới, thay thế cho nguồn cung từ khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông hiện đang ngày càng bị hạn chế. Điều này làm cho tính đa dạng của các loài gỗ nhập khẩu vào Việt Nam ngày càng đa dạng hơn.
Tính đa dạng trong các loài nhập khẩu và số lượng lớn gỗ nguyên liệu nhập khẩu vào Việt Nam hàng năm sẽ tạo ra những thách thức lớn trong việc thiết lập các cơ chế kiểm soát gỗ nhập khẩu hiệu quả trong tương lai. Để xây dựng các cơ chế hiệu quả nhằm kiểm soát tính hợp pháp của gỗ nhập khẩu đòi hỏi những cơ sở dữ liệu có liên quan đến từng loài gỗ cụ thể nhập khẩu. Điều này không chỉ đòi hỏi nỗ lực của tất cả các bên liên quan và không chỉ đơn thuần là công việc của cơ quan quản lý.

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2017

TĂNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH GỖ: Đi tìm giải pháp xứng tầm

 Theo ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó Chủ tịch Hội mỹ nghệ và chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh (HaWa), các yếu tố thuộc về nhân lực như nguồn nhân lực còn yếu, và tay nghề yếu, khiến cho khả năng cạnh tranh lao động của ngành công nghiệp gỗ Việt Nam thấp hơn. Mặt khác, khi hội nhập, lao động giữa các nước trong khối ASEAN sẽ có sự dịch chuyển cao, làm mất lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.
Thị trường xuất khẩu gỗ Việt Nam trong các năm gần đây luôn tăng trưởng, ngay cả trong thời kỳ suy thoái, thì xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vẫn phát triển. Và áp lực cạnh tranh ngày càng lớn, cùng việc đầu tư của các công ty nước ngoài đã góp phần là tăng giá trị xuất khẩu của ngành gỗ Việt Nam, giúp các doanh nghiệp vừa học hỏi, vừa cọ xát. Tuy nhiên năng lực cạnh tranh của ngành gỗ Việt Nam chưa thật sự như kì vọng.
NHỮNG ÁP LỰC CẠNH TRANH
 Việt Nam có khoảng 3.930 doanh nghiệp chế biến gỗ, trong đó doanh nghiệp nhỏ chiếm 93%, doanh nghiệp vừa chỉ là 5.5%, và doanh nghiệp lớn chỉ chiếm 1%. Đó là một thực trạng không thể thay đổi trong nhiều năm tới, có nghĩa là ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam đang dựa hoàn toàn vào 93% doanh nghiệp nhỏ để phát triển và duy trì tốc độ tăng trưởng.
 Mặt khác, phân bổ của doanh nghiệp chế biến gỗ không đồng đều, đông nhất là Đông Nam bộ chiếm 54,8%;  Tây Bắc và đồng bằng sông Hồng đều chiếm 7,9%; ít doanh nghiệp chế biến gỗ nhất là vùng Đông Bắc (5%) và Bắc Trung Bộ (4,7%). Vấn đề là, nguồn nguyên liệu chính cho ngành thì thường tập trung nhiều ở các khu vực có ít doanh nghiệp chế biến gỗ.
 Bên cạnh đó, ngành công nghiệp phụ trợ còn yếu, tuy nhiên theo thống kê chưa đầy đủ, xung quanh khu vực Đồng Nai, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Long an, Bà Rịa có 230 DN phụ trợ như: máy móc, bao bì, thiết bị, sơn,.... trong đó máy móc thiết bị (chiếm 50%); bao bì có 23 doanh nghiệp sản xuất, đó chính là một trong những cơ sở để ngành gỗ phát triển theo chiều sâu.
 Nhưng các doanh nghiệp lại gặp một khó khăn khác trong thời gian qua là việc đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài, đã chuyển hàng từ nước ngoài vào Việt Nam để được hưởng lợi thế, việc này làm tăng đột biến giá trị xuất khẩu, và khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam có thể bị kiện chống bán phá giá. Mặt khác, phí vận chuyển tăng, giá cước tăng, cũng làm tăng áp lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đó là những vấn đề cần giải quyết trong thời gian trước mắt.
 Theo ông Hạnh, chế biến gỗ kích thích việc trồng rừng, tạo nguồn nguyên liệu hợp pháp cho ngành và thúc đẩy việc trồng rừng, chế biến gỗ không phá rừng mà làm tăng độ che phủ rừng trong suốt thập kỷ qua. Việc phát triển chế biến gỗ, thúc đẩy trồng rừng, tạo sinh kế cho người dân, và thông qua đó có thể trong tương lại bán được tín chỉ Cacbon, nên cần có chính sách hỗ trợ sát sao hơn cho ngành trong thời gian tới.
 Theo ông Trần Lê Huy - Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định, chế biến gỗ là một trong 7 ngành công nghiệp ưu tiên và cần có các ưu tiên cụ thể để có thể biến ngành công nghiệp chế biến gỗ thành ngành mũi nhọn.
 Theo đó, cần có quy hoạch tập trung và đầu tư phát triển vùng nguyên liệu rừng trồng và thương mại trong nước với các loài cây phù hợp với nhu cầu của thị trường, về loại gỗ, về tính hợp pháp. Và các cơ quan quản lý nhà nước cần có chính sách hợp lý để các cơ sở tư nhân, phát triển cơ sở sơ chế, xử lý bảo quản, .. trung tâm, sản giao dịch gỗ. Còn ngành gỗ  cần đặt trọng tâm nâng cao năng suất lao động và đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động, để tăng sức cạnh tranh cho ngành.
 Còn ông Nguyễn Phúc - Tổng thư ký Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương đánh giá, doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường chính xác, định hướng phát triển sản phẩm hợp lý. Cần nhất là thay đổi tư duy sản xuất, từ qui mô nhỏ lên qui mô lớn để tăng sức cạnh tranh cho cả ngành. Điều này cần có định hướng tốt từ các cơ quan quản lý nhà nước.
 Theo ông Phạm Văn Bình, Chủ tịch hội chế biến gỗ Đồng Nai, ngành gỗ đang là ngành xuất siêu, tuy nhiên chủ yếu là các DN đầu tư nước ngoài, với lợi thế về máy móc, công nghệ, nhà xưởng. Bên cạnh đó, chi phí trung gian của ngành gỗ quá cao, khi không trực tiếp xuất khẩu được. Nếu tìm ra cách tiếp cận trực tiếp hơn, năng lực cạnh tranh của ngành sẽ tốt hơn. Ông cũng kiến nghị rằng, các cơ quan nhà nước cần có chính sách ưu tiên trong thời gian tới để tạo lợi thế cho ngành gỗ tăng trưởng. Trong thời gian tới, kêu gọi đầu tư nước ngoài giúp giá trị kim ngạch gỗ tăng hơn cũng là một biện pháp tốt.

Thứ Tư, 8 tháng 2, 2017

Sản phẩm máy dán cạnh cầm tay

Thông số kỹ thuật của máy dán cạnh cầm tay FC-1001S
- Độ dày nẹp dán: 0,3-3mm
- Chiều rộng nẹp dán: 10-50mm
- Dung tích keo: 600ml
- Công suất: 220V
- Thời gian làm việc liên tục: <10h
- Kích thước: 300x290x340 mm
- Trọng lượng: 9kg
may-dan-canh-cam-tay
Ưu điểm
Điều chỉnh được tốc độ đưa phôi, nẹp; sử dụng keo nhiệt độ thấp;
Chuyên dùng cho dán cạnh chỉ nhựa;
Dải keo 1 mặt, thi công nhanh;
Ứng dụng cho đồ cong, thuận tiện đi công trình.

Thứ Ba, 7 tháng 2, 2017

Máy chà nhám băng tải

Thông số kỹ thuật của máy chà nhám băng tải MM 369
-        Chiều rộng chà  nhám: 920mm
-        Chiều sâu chà nhám: 100mm
-        Công suất nhám: 5.5kw 380v/50hz
-        Tốc độ ăn phôi: 2.5 – 4.5m/min
-        Kích thước ống hút: Æ100mm
-        Kích thước tổng thế: 1180x1170x1080mm
-        Trọng lượng: 510kg
Aquavie là đơn vị cung cấp máy chế biến gỗ uy tín chất lượng nhất tại Việt Nam, phân phối cho tất cả các tỉnh thành trên cả nước như Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh… LH: 0983.132.389.
may-cha-nham-mini-mm369
Công nghệ mới hiệu quả cao
Năng suất cao, sản phẩm đồng đều;
Máy có thể chà 1, 2, 3, 4 tấm cùng một lúc;
Sản phẩm đẹp chuẩn;
Tạo vân gỗ đều, đẹp, hoàn hảo;
An toàn cho tay;
Tùy biến nhám và chổi, thích hợp;
Phù hợp với nhiều hình dạng, biên dạng: phẳng, thẳng, cong, lồi, lõm, khe, cạnh, chỉ, hoa văn phức tạp,...
Không tạo bụi bám vào gỗ;
Thay đổi nhám và chổi nhanh chóng và dễ dàng;
Giảm phân nửa lao động, tăng gấp đôi năng suất.
Cách bảo trì máy chà nhám băng tải MM 369
Máy chà nhám băng tải cũ hay mới cũng sẽ nhanh xuống cấp, mau hư nếu chúng ta không biết sử dụng cũng như bảo trì máy. Bạn nên lưu ý những mục sau để máy hoạt động lâu dài, bền bỉ:
+ Trước mỗi lần sử dụng máy, cần chú ý kiểm tra ốc vít, giấy nhám, dây điện có lỏng hay hư hỏng gì không.
+ Bôi dầu nhớt vào con lăn đầu trục nhám, 1 tháng 1 lần hoặc sau 20 tiếng làm việc liên tục.
+ Tra dầu vào con lăn băng tải cách 3-4 tháng một lần.
Bất kỳ loại máy chà nhám băng tải nào, khi hoạt động đều cho ra lượng lớn mạt gỗ và bụi bặm, ảnh hưởng sức khỏe và rất có khả năng gây cháy nổ nếu vô tình để gần lửa. Vì vậy, khi mua máy chà nhám băng tải, bạn nên chọn loại máy có đầu nối máy hút bụi để giải quyết những vấn đề trên.
Hãy đến với công ty chúng tôi, quý khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm mua sắm về mặt giá cả, chất lượng, dịch vụ, bảo hành bảo trì và các vấn đề liên quan.
Liên hệ tìm hiểu thông tin và mua máy chà nhám băng tải MM 369
Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Aquavie
Văn phòng đại điện : Số 25, Ngõ 2, Đại lộ Thăng Long, Hà Nội
Số điện thoại: 0466.578.928
Showroom 1: Trạm Trôi-Hoài Đức-Hà Nội
Showroom 2: KCN Bình Phú, Thạch Thất, Hà Nội.

Thứ Hai, 6 tháng 2, 2017

Giới thiệu sản phẩm máy dán cạnh tự động HD620JS

Thông số kỹ thuật của máy dán cạnh tự động HD620JS
- Phạm vi bề dày  đai dán: 10~60mm
-Chiều dài tấm: ≥ 150mm
- Chiều rộng tấm: ≥ 80mm
- Độ cao đai dán : 0,4~3mm
- Tốc độ đưa phôi: 12-20m/min
- Áp suất khí: 0,6Mpa
- Tổng công suất: 14.5 kw
- Kích thước máy: 5400x1000x1600mm
- Thêm chức năng: bơm dầu tự động và phun xăng dung dịch
- Biến tần: hãng Bosch của Đức
Aquavie là đơn vị độc quyền phân phối các dòng máy chế biến gỗ, chất lượng tốt nhất tại Việt Nam. Cung cấp cho tất cả các tỉnh thành trong cả nước. LH: 0983.132.389.
may-dan-canh-tu-dong-hd620js

bien-tan-rexroth
Giới thiệu về máy dán cạnh tự động HD620JS
Công nghệ tự động hóa đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và đang được ứng dụng phổ biến trong ngành công nghiệp gỗ. Những hoạt động thủ công đang dần được thay thế bởi các hệ thống tự động này bởi những lợi ích thiết thực của chúng mang lại cho doanh nghiệp và đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng hiện nay. Nắm bắt được xu thế này, công ty Aquavie đã mạnh dạn chọn con đường trở thành nhà cung cấp chính thức và độc quyền tại Việt Nam cho dòng sản phẩm máy dán cạnh tự động công nghệ mới.
Máy dán cạnh tự động HD620JS là dòng máy dán cạnh tự động được cải tiến từ dòng HD620. Gồm 8 chức năng chính: phay cạnh trước khi dán, dán nẹp, cắt đầu đuôi, sửa thô, sửa tinh, bo R, cào keo, đánh bóng; và 2 chức năng phụ: bơm dầu tự động, phun dung dịch tẩy keo.
Nếu như máy cưa của bạn cắt không chuẩn, khiến gỗ bị mẻ, dẫn đến việc dán cạnh cho sản phẩm không đẹp, thì nay bạn không còn phải lo lắng. Chức năng phay cạnh trước khi dán sẽ giải quyết vấn đề đó. Chức năng phun dung dịch tẩy keo sẽ giúp làm sạch keo thừa còn dính trên bề mặt gỗ. Ngoài ra máy trang bị bơm dầu tự động, làm giảm thời gian và công sức của người lao động; cứ sau 200h hoạt động, hoặc mỗi lần khởi động  máy sẽ tự bơm dầu, giúp máy hoạt động trơn tru, bền vững với thời gian.
Sản phẩm tạo ra sẽ làm hài lòng cả những khách hàng khó tính nhất.
go-dan-canh
Liên hệ tìm hiểu thông tin và mua máy dán cạnh tự động HD620JS
Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Aquavie
Văn phòng đại điện : Số 25, Ngõ 2, Đại lộ Thăng Long, Hà Nội
Số điện thoại: 0466.578.928
Showroom 1: Trạm Trôi-Hoài Đức-Hà Nội
Showroom 2: KCN Bình Phú, Thạch Thất, Hà Nội.
Email: thegioimaychebiengo@gmail.com