Thứ Hai, 17 tháng 7, 2017

Các loại vật tư không thể thiếu trong ngành gỗ

Ngành gỗ là ngành công nghiệp không còn mới trong cuộc sống hiện nay. Tuy nhiên đây là ngành công nghiệp được nhiều địa phương, nhà nước khuyến khích phát triển do nhu cầu ngày một tăng của thị trường trong và ngoài nước.
Nói đến các sản phẩm của ngành gỗ là nhiều người nghĩ ngay đến những thiết kế cổ điển như đồ đồng  kỵ hay những thiết kế hiện đại pha trộn nhiều chất liệu như da, nỉ, kim loại, ... Đây đều là sản phẩm mang lại thu  nhập cao cho những nghệ nhân chế tác gỗ.

Thời xưa, khi công cụ hỗ trợ, vật tư ngành gỗ không nghiều và hiện đại như bây giờ nhưng người thợ thủ công vẫn kết hợp được cái tài, cái khéo của mình vào những chiếc đục, chiếc dũa, chiếc bào, ... để tạo nên một sản phẩm hoàn hảo, tinh tế, mang đậm tinh hoa, văn hóa dân tộc xưa. Hiện nay, nhiều công trình của các nghệ nhân xưa vẫn lưu trữ ở nhiều ngôi làng cổ, trong những nếp nhà truyền thống.

Còn ngày nay, công nghệ phát triển, máy móc ra đời nhằm tạo ra những sản phẩm tinh tế hơn, giảm bớt sức lao động của người thợ, nâng cao năng suất đồng thời mang đến cho nhà sản xuất lợi nhuận tối ưu.
Các vật tư ngành gỗ hiện nay có thể kể đến như: lưỡicưa, giấy nhám, keo hạt, mũi khoan, day trượt, bản lề, khóa cam, đá mài, dao phay, chổi đánh bóng…


Tất cả các vật tư ấy ngày càng hiện đại hơn và được nhiều doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh cung cấp với nhiều nhãn hiệu nổi tiếng đến từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới.
Ngoài cung cấp các loại máy chế biến gỗ tốt nhất Việt Nam, công ty Máy chế biến gỗ Funing còn mang đến cho khách hàng sự tiện nghi khi được trải nghiệm các sản phẩm vật tư một cách trọn bộ. Với thiết kế mang tính thời đại, sản phẩm hoàn hảo, độ bền cao, chống rỉ sét… đem lại sự hài lòng cho khách hàng với giá cả vô cùng hợp lý.
Hãy đến với cửa hàng của Funing ngay hôm nay để được hưởng những ưu đãi hấp dẫn khi mua bất kỳ sản phẩm nào của chúng tôi.
Địa chỉ: KCN Bình Phú, Thạch Thất, Hà Nội
Điện thoại: 0898550289


Thứ Sáu, 14 tháng 7, 2017

Các loại máy cắt gỗ: Máy cưa bàn trượt là không thể thiếu!

Để có cho mình một tấm gỗ hay một sản phẩm hoàn chỉnh thì bạn phải sử dụng máy cắt gỗ hay dụng cụ cắt để phân chia kích thước sử dụng cho hợp lý. Tuy nhiên hiện nay do tốc độ công nghiệp hóa nhanh, ứng dụng máy móc vào trong sản xuất ngày một nhiều nên việc sử dụng máy cắt gỗ trong ngành công nghiệp chế biến gỗ là chủ yếu.
Vậy máy cắt gỗ là gì? Tính năng chủ yếu của sản phẩm này, chúng tôi xin giới thiệu với bạn đôi nét về công cụ, thiết bị máy móc tiện lợi này.

Xuất hiện trên thị trường từ khá lâu, xong chủ yếu sử dụng trong những xưởng mộc, công ty sản xuất – chế biến gỗ lớn nên hầu hết dạng máy này thời đó đều là hàng ngoại nhập và đa phần là mua lại máy móc, thiết bị cũ của nước ngoài về dùng. Giá cả của những chiếc máy này thời đó khá cao, độ gọn cũng như công nghệ xử  lý còn khá thô sơ, nhưng cơ bản đáp ứng được phần nào nhu cầu sản xuất của nhà đầu tư.

Những năm gần đây, dòng máy này có nhiều cải tiến đáng chú ý, có một số dòng máy hiện đại có thiết lập bộ vi xử lý, giúp con người có thể lập trình trước các chỉ tiêu kỹ thuật, hạn chế lao động dư thừa trong sản xuất, giảm bớt giá thành đồng thời tỉ lệ chính xác cao, độ mịn trong từng lát cắt được đảm bảo. Đồng thời giảm bớt phoi cắt thừa cũng như lượng gỗ hao tổn trong thi công bằng tay và các máy móc cũ.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm máy cắt gỗ đa dạng về tính năng, chủng loại, nhà sản xuất như: máy cắt gỗ cầm tay, máy cắt gỗ mini, máy cưa bàn trượt, máy cưa ripsaw 1 lưỡi, máy cưa panel, ...

Với giá thành giao động từ 2.000.000 VNĐ đến hơn vài chục triệu hay hàng trăm triệu, điều này tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng cũng như tính chất công việc mà bạn hướng tới như sử dụng cho sản xuất nhỏ lẻ, cho sửa chữa hay sản xuất công nghiệp với số lượng lớn, công suất sử dụng cao.

Bạn nên cân nhắc kỹ trước khi có quyết định muốn đầu tư cho sản phẩm này để lựa chọn máy có công suất cũng như tính năng phù hợp đi cùng với giá cả nữa.

Thứ Sáu, 7 tháng 7, 2017

Tìm hiểu về máy khoan gỗ

Máy khoan gỗ là thiết bị không thể tách rời trong thị trường chế biến gỗ. Quả đúng như vậy, một sản phẩm gỗ được coi là hoàn thành khi các bộ phận rời của sản phẩm được lắp ghép một cách chính xác và hiệu quả.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhãn hiệu nổi tiếng cung ứng dòng sản phẩm này với mẫu mã đa dạng, công suất cũng như tính năng có thể đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng tiêu dùng như: Bosch, Makita, Oshima, Skill, ... và nhiều nhãn hiệu đến từ các quôc gia láng giềng khác.
Máy khoan gỗ  hay được sử dụng dưới dạng cầm tay, có kích thước, trọng lượng từ 1,5 kg trở lên, thích hợp cho việc di chuyển nhiều vị trí khác nhau.
Thông thường các máy khoan dạng cầm tay này sử dụng mũi khoan có đường kính mũi khoan giao động  từ 15mm đến 30mm. Giá thành cũng chênh lệch theo mức tương ứng từ khoảng 900.000 VNĐ đến khoảng 3.500.000 VNĐ. Đây là mức giá hoàn toàn có thể chấp nhận được với những đơn vị hay cá nhân sử dụng không nhiều, sản xuất nhỏ lẻ.

Còn với những đơn vị sản xuất với công suất lớn, đảm bảo cung ứng cho một bộ phận thị trường rộng lớn thì họ hay sử dụng sản phẩm có công suất lớn, tốc độ xử lý nhanh và hầu hết được lập trình theo một chương trình đáp ứng cho từng dòng sản phẩm riêng biệt.
Một số dòng sản phẩm khách hàng có thể tham khảo như sau: máy khoan giàn, máy khoan đứng và ngang nhiều đầu, máy khoan đứng nhiều đầu, máy khoan ngang nhiều đầu và nhiều mũi, máy khoan ngang nhiều đầu, máy khoan 2 chiều nhiều mũi, máy khoan gỗ xéo một đầu, ... đây đều là những thiết bị có thể đảm bảo lượng công việc của đơn vị sản xuất bạn tiến hành một cách trôi chảy, đúng tiến độ đã thỏa thuận với khách hàng.

Hiện nay đa phần các dòng máy khoan này sử dụng hai loại mũi khoan cơ bản đó chính là:
Mũi khoan  xoắn hay mũi khoan đặc: đường kính mũi khoan sử dụng cho vật liệu gỗ chính là 14-16mm. Khi khoan các lỗ có đường kính lớn hơn thì thường dùng mũi khoét lỗ (trừ khi khoan không xuyên lỗ).


Mũi khoét lỗ: đây là dòng mũi khoan yêu cầu máy công suất phải lớn, đặc biệt là  tốc độ xử lý của mũi khoan này nhanh hơn so với mũi khoan xoắn, tăng năng suất cho doanh nghiệp chế biến.

Thứ Bảy, 1 tháng 7, 2017

Tìm hiểu về máy bào gỗ

Máy bào gỗ là một thiết bị hỗ trợ quan trọng trong việc sản xuất cũng như chế biến gỗ vì đây là công đoạn quan trọng để nâng cao giá trị của thành phẩm, làm nhẵn bề mặt đồng thời dễ chế tác hơn trong quá trình hoàn thành.

Hiện trên thị trường có đa dạng các loại máy bào gỗ như máy bào cuốn, máy bào cao tốc, máy bào thẩm, máy bào liên hợp; với nhiều bản rộng khác nhau từ 198mm đến 1030mm.

Với giá thành từ 10.000.000 VNĐ đến hơn 100.000.000 VNĐ bạn hòa toàn có thể sở hữu một chiếc máy có nhiều công dụng cũng như công suất khác nhau, tùy theo mục đích sử dụng. đây là khoảng giá phù hợp với hầu hết mọi thành phần người sử dụng và giá trị cao so với giá thành bỏ ra đầu tư cho thiết bị, máy móc vận hành ở xưởng gỗ.

Máy có công suất vận hành từ 2.2kw đến hơn 7.5kw, sẵn sàng phục vụ được nhu cầu sản xuất của mọi đối tượng khách hàng.
Mức độ đánh giá tiêu chuẩn của một sản phẩm gỗ hoàn chỉnh chính là việc xác định độ nhám của sản phẩm. Máy bào gỗ ra đời chính là sự phát triển vượt bậc của công nghệ hiện đại trong việc hỗ trợ sản xuất. Bạn không còn phải sử dụng đồ bào một cách vất vả, tốn thời gian nữa cũng không cần phải tốn nhân công cho một trong những khâu quan trọng nhất khi hoàn thành một sản phẩm hoàn chỉnh.
Máy bào gỗ có mặt cắt, độ bào sâu từ 80mm cho đến 83 mm, với tốc độ vòng quay vòng lớn hơn 4.000 vòng/phút, chắc chắn sản phẩm gỗ của bạn sẽ vô cùng hoàn mỹ đạt độ mịn tiêu chuẩn của nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới.

Thứ Tư, 1 tháng 3, 2017

Vượt thách thức, kéo tăng trưởng ngành chế biến gỗ năm 2017

  • THÁCH THỨC TỪ NGUỒN CUNG
    Trong 10 năm trở lại đây ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc, giá trị xuất khẩu của ngành vào năm 2010 tăng 16 lần so với năm 2000, và trong giai đoạn 5 năm gần đây (từ năm 2010 so với năm 2015) giá trị xuất khẩu ngành gỗ tăng gấp 2 lần.
    Nhưng chất lượng gỗ từ rừng trồng của Việt Nam có chất lượng không đồng đều, chủ yếu là gỗ có đường kính nhỏ, chất lượng gỗ chưa được cải thiện, năng suất tính trên 1 ha cho một chu kỳ chưa cao, và chưa đáp ứng được những loại gỗ có đường kính lớn cho chế biến xuất khẩu gỗ. Và nếu nhìn vào con số khối lượng gỗ trung bình mà ngành gỗ sử dụng trong một năm là 31 triệu m3, để phục vụ cho thị trường nội địa cũng như chế biến xuất khẩu, thì đó là thách thức không thể giải quyết trong thời gian gần.
    Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Tổng thư ký Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, ngành công nghiệp chế biến gỗ sẽ phải giải quyết hàng loạt những vấn đề như cạnh tranh trong việc thu mua nguyên liệu gỗ rừng trồng sẽ diễn ra gay gắt. Mặt khác, các doanh nghiệp chế biến gỗ sẽ phải đối mặt với các thương nhân Trung Quốc vào thu mua gỗ rừng trồng của Việt Nam, khi Chính phủ Trung Quốc đã cấm khai thác và xuất khẩu gỗ nguyên liệu. Và để bù đắp cho sự thiếu hụt nguyên liệu gỗ đó, thương nhân Trung Quốc sẽ tràn ra các nước trên thế giới để thu mua nguyên liệu không chỉ ở thị trường Việt Nam mà các thị trường thế giới Việt nam đã và đang thu mua. Bên cạnh đó, các nước Lào và Campuchia đã có chính sách cấm xuất khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ từ rừng trồng, sẽ càng khiến cho sự cạnh tranh này quyết liệt hơn.
    Ông Quyền nhấn mạnh, thách thức về gỗ có chứng chỉ FSC, PEFC sẽ đặt các doanh nghiệp và cả những đầu mối cung cấp nguyên liệu vào cửa hẹp. Vì đối với gỗ rừng trồng, ở Việt Nam mới chỉ có khoảng 200.000 ha đã được cấp chứng chỉ FSC (chiếm 8% diện tích rừng trồng sản xuất của cả nước), đó là con số quá nhỏ bé so với nhu cầu thực tế. Và trong các năm tới, nguồn cung gỗ phải đảm bảo 100% có chứng chỉ FSC là thử thách lớn nhất với các doanh nghiệp gỗ Việt Nam.
    Trong khi đó, việc tìm nhà cung cấp gỗ có nguồn gốc hợp pháp cũng là vấn đề gây đau đầu với các doanh nghiệp, khi Việt Nam mua gỗ từ hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, nhưng vẫn còn những nguồn chưa thật sự được kiểm soát. Hàng năm, Việt Nam nhập khẩu trung bình từ 7,5 - 8 triệu m3 gỗ tròn và tăng hàng năm càng tạo ra áp lực lớn hơn cho ngành gỗ.

  • Ngành chế biến gỗ năm 2017: Vượt thách thức, kéo tăng trưởng
Hàng loạt sự thay đổi trong nguồn cung gỗ từ các quốc gia trong khu vực, đã đặt ra những bài toán đầy thách thức cho việc đảm bảo nguồn cung cho ngành gỗ Việt Nam trong thời gian tới, không chỉ đáp ứng mức tăng trưởng ở mức 10-15%/năm mà vẫn phải đảm bảo nguồn gỗ hợp pháp. Năm 2016 Việt Nam và EU đã kết thúc đàm phán VPA/FLEGT và sau khi Hiệp định có hiệu lực, tất cả các sản phẩm gỗ Việt Nam xuất khẩu vào EU đều phải có nguồn gốc hợp pháp. Cùng với sự thay đổi về chính sách quản lý gỗ ở Myanmar, Lào hay Trung Quốc theo chiều hướng siết chặt xuất khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ sẽ tác động rất lớn tới nguồn cung gỗ của Việt Nam.
TÌM LỢI THẾ TRONG NĂM 2017
Theo bà Dương Phương Thảo – Bộ Công thương, thị trường đồ gỗ hiện tại có giá trị khoảng 400 tỉ USD, và Việt Nam có rất nhiều dư địa để phát triển. Nhưng có rất nhiều dấu hiệu cho thấy, nền kinh tế thế giới đang bước vào cuộc khủng hoảng mới, và thị trường thế giới sẽ diễn biến theo chiều hướng tiêu cực hơn, đó là một vấn đề các doanh nghiệp gỗ Việt Nam cần tính toán để xây dựng được lộ trình phát triển, giá thành sản phẩm hợp lý trong năm tới.
Bà Thảo nhận định, nhu cầu nguồn gỗ nguyên liệu sẽ tăng lên, nhưng cung sẽ thiếu hụt, và quan trọng hơn mức tăng trưởng của ngành trong năm 2017 nhiều khả năng tăng một con số (dưới 10%), và xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam cần đánh giá chính xác ở giá cả, chất lượng và nguồn cung. Và Chính phủ sẽ có cơ chế hợp lý để bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp về việc liên kết các nguồn nguyên liệu trên thị trường.
Còn ông Bùi Như Việt - Phó chủ tịch Hội chế biến gỗ tình Bình Dương khuyến nghị, chính sách trồng rừng, bao gồm: thuế đối với sản phẩm phôi gỗ cao su, cải thiện giống đối với cây keo, tràm và cao su và các giải pháp đồng bộ khác sẽ giải quyết phần nào các thách thức của ngành gỗ trong năm 2017.
Và theo ông Trần Lê Huy - Đại diện Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA), lợi thế của doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam sẽ là các quyết định của Chính phủ về hạn chế xuất khẩu gỗ nguyên liệu một cách hiệu quả, sẽ bảo vệ được nguồn gỗ nguyên liệu rừng trồng được cung cấp đầy đủ và bền vững trong năm tới, cũng như giúp các doanh nghiệp chế biến giảm bớt áp lực từ nguồn cung, và tạo ra được hướng phát triển ổn định.

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2017

Việt Nam liên tục phải nhập khẩu gỗ trong 3 năm

Hàng năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 160-170 loài gỗ nguyên liệu, trong đó có 20-30 loài có số lượng nhập khẩu trên 10.000 m3/loài/năm. Sự đa dạng trong các loài nhập khẩu không chỉ thể hiện qua con số tổng số loài nhập khẩu hàng năm mà còn qua góc độ cùng một loài được nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau. Ví dụ trong năm 2015 cùng một loài gỗ hương xẻ được nhập khẩu từ 28 quốc gia; Trong 7 tháng đầu 2016, cùng loài gỗ lim tròn được nhập khẩu từ 20 quốc gia.
Lượng gỗ tròn và xẻ (sau đây được gọi là gỗ nguyên liệu) nhập khẩu vào Việt Nam hàng năm khoảng 4-4,5 triệu m3, tương đương trên 1,5 tỉ USD về giá trị có xu hướng ngày càng tăng, nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho chế biến phục vụ xuất khẩu và cho tiêu thụ nội địa. Lượng gỗ nhập khẩu tăng cho thấy ngành gỗ của Việt Nam vẫn trên đà phát triển. 
Có sự biến động lớn trong các loài gỗ nhập khẩu, đặc biệt là sự suy giảm nghiêm trọng của các loài gỗ quý có tính rủi ro cao được nhập khẩu từ các nước Tiểu vùng sông Mê Kông. Suy giảm nhập khẩu từ nguồn này tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu từ các nguồn này và tới các làng nghề gỗ truyền thống có sử dụng các loài gỗ quý. Tuy nhiên, giảm cung từ các nguồn này cũng có thể  góp phần nâng cao hình ảnh của ngành chế biến gỗ xuất khẩu nói chung, từ đó góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu trong tương lai.
Hiện đang có tín hiệu về sự dịch chuyển trong cơ cấu gỗ nguyên liệu nhập khẩu các loài gỗ từ các nguồn có độ rủi ro cao sang các nguồn cung có độ rủi ro thấp. Tỉ trọng gỗ tròn nhập khẩu từ các nguồn có độ rủi ro cao giảm từ 60% trong tổng lượng gỗ tròn nhập khẩu từ năm 2013-2014 xuống còn 50% trong những năm gần đây; tỉ trọng các loài gỗ xẻ nhập khẩu từ nguồn rủi ro cao giảm từ trên 30% năm những năm 2013-2014 xuống còn khoảng trên 20% kể từ 2015 đến nay. Đây là những tín hiệu tốt, thể hiện những thay đổi tích cực của ngành gỗ trong việc đáp ứng các quy định về tính hợp pháp của gỗ tại các thị trường xuất khẩu, đặc biệt tại Mỹ và Châu Âu.
Dịch chuyển  về nguồn cung gỗ nguyên liệu cho Việt Nam còn thể hiện từ các nước Tiểu vùng sông Mê Kông sang khu vực Châu Phi. Động lực dẫn đến sự dịch chuyển này là một phần nỗ lực của một số doanh nghiệp trong việc tìm kiếm nguồn cung mới, thay thế cho nguồn cung từ khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông hiện đang ngày càng bị hạn chế. Điều này làm cho tính đa dạng của các loài gỗ nhập khẩu vào Việt Nam ngày càng đa dạng hơn.
Tính đa dạng trong các loài nhập khẩu và số lượng lớn gỗ nguyên liệu nhập khẩu vào Việt Nam hàng năm sẽ tạo ra những thách thức lớn trong việc thiết lập các cơ chế kiểm soát gỗ nhập khẩu hiệu quả trong tương lai. Để xây dựng các cơ chế hiệu quả nhằm kiểm soát tính hợp pháp của gỗ nhập khẩu đòi hỏi những cơ sở dữ liệu có liên quan đến từng loài gỗ cụ thể nhập khẩu. Điều này không chỉ đòi hỏi nỗ lực của tất cả các bên liên quan và không chỉ đơn thuần là công việc của cơ quan quản lý.

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2017

TĂNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH GỖ: Đi tìm giải pháp xứng tầm

 Theo ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó Chủ tịch Hội mỹ nghệ và chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh (HaWa), các yếu tố thuộc về nhân lực như nguồn nhân lực còn yếu, và tay nghề yếu, khiến cho khả năng cạnh tranh lao động của ngành công nghiệp gỗ Việt Nam thấp hơn. Mặt khác, khi hội nhập, lao động giữa các nước trong khối ASEAN sẽ có sự dịch chuyển cao, làm mất lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.
Thị trường xuất khẩu gỗ Việt Nam trong các năm gần đây luôn tăng trưởng, ngay cả trong thời kỳ suy thoái, thì xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vẫn phát triển. Và áp lực cạnh tranh ngày càng lớn, cùng việc đầu tư của các công ty nước ngoài đã góp phần là tăng giá trị xuất khẩu của ngành gỗ Việt Nam, giúp các doanh nghiệp vừa học hỏi, vừa cọ xát. Tuy nhiên năng lực cạnh tranh của ngành gỗ Việt Nam chưa thật sự như kì vọng.
NHỮNG ÁP LỰC CẠNH TRANH
 Việt Nam có khoảng 3.930 doanh nghiệp chế biến gỗ, trong đó doanh nghiệp nhỏ chiếm 93%, doanh nghiệp vừa chỉ là 5.5%, và doanh nghiệp lớn chỉ chiếm 1%. Đó là một thực trạng không thể thay đổi trong nhiều năm tới, có nghĩa là ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam đang dựa hoàn toàn vào 93% doanh nghiệp nhỏ để phát triển và duy trì tốc độ tăng trưởng.
 Mặt khác, phân bổ của doanh nghiệp chế biến gỗ không đồng đều, đông nhất là Đông Nam bộ chiếm 54,8%;  Tây Bắc và đồng bằng sông Hồng đều chiếm 7,9%; ít doanh nghiệp chế biến gỗ nhất là vùng Đông Bắc (5%) và Bắc Trung Bộ (4,7%). Vấn đề là, nguồn nguyên liệu chính cho ngành thì thường tập trung nhiều ở các khu vực có ít doanh nghiệp chế biến gỗ.
 Bên cạnh đó, ngành công nghiệp phụ trợ còn yếu, tuy nhiên theo thống kê chưa đầy đủ, xung quanh khu vực Đồng Nai, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Long an, Bà Rịa có 230 DN phụ trợ như: máy móc, bao bì, thiết bị, sơn,.... trong đó máy móc thiết bị (chiếm 50%); bao bì có 23 doanh nghiệp sản xuất, đó chính là một trong những cơ sở để ngành gỗ phát triển theo chiều sâu.
 Nhưng các doanh nghiệp lại gặp một khó khăn khác trong thời gian qua là việc đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài, đã chuyển hàng từ nước ngoài vào Việt Nam để được hưởng lợi thế, việc này làm tăng đột biến giá trị xuất khẩu, và khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam có thể bị kiện chống bán phá giá. Mặt khác, phí vận chuyển tăng, giá cước tăng, cũng làm tăng áp lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đó là những vấn đề cần giải quyết trong thời gian trước mắt.
 Theo ông Hạnh, chế biến gỗ kích thích việc trồng rừng, tạo nguồn nguyên liệu hợp pháp cho ngành và thúc đẩy việc trồng rừng, chế biến gỗ không phá rừng mà làm tăng độ che phủ rừng trong suốt thập kỷ qua. Việc phát triển chế biến gỗ, thúc đẩy trồng rừng, tạo sinh kế cho người dân, và thông qua đó có thể trong tương lại bán được tín chỉ Cacbon, nên cần có chính sách hỗ trợ sát sao hơn cho ngành trong thời gian tới.
 Theo ông Trần Lê Huy - Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định, chế biến gỗ là một trong 7 ngành công nghiệp ưu tiên và cần có các ưu tiên cụ thể để có thể biến ngành công nghiệp chế biến gỗ thành ngành mũi nhọn.
 Theo đó, cần có quy hoạch tập trung và đầu tư phát triển vùng nguyên liệu rừng trồng và thương mại trong nước với các loài cây phù hợp với nhu cầu của thị trường, về loại gỗ, về tính hợp pháp. Và các cơ quan quản lý nhà nước cần có chính sách hợp lý để các cơ sở tư nhân, phát triển cơ sở sơ chế, xử lý bảo quản, .. trung tâm, sản giao dịch gỗ. Còn ngành gỗ  cần đặt trọng tâm nâng cao năng suất lao động và đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động, để tăng sức cạnh tranh cho ngành.
 Còn ông Nguyễn Phúc - Tổng thư ký Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương đánh giá, doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường chính xác, định hướng phát triển sản phẩm hợp lý. Cần nhất là thay đổi tư duy sản xuất, từ qui mô nhỏ lên qui mô lớn để tăng sức cạnh tranh cho cả ngành. Điều này cần có định hướng tốt từ các cơ quan quản lý nhà nước.
 Theo ông Phạm Văn Bình, Chủ tịch hội chế biến gỗ Đồng Nai, ngành gỗ đang là ngành xuất siêu, tuy nhiên chủ yếu là các DN đầu tư nước ngoài, với lợi thế về máy móc, công nghệ, nhà xưởng. Bên cạnh đó, chi phí trung gian của ngành gỗ quá cao, khi không trực tiếp xuất khẩu được. Nếu tìm ra cách tiếp cận trực tiếp hơn, năng lực cạnh tranh của ngành sẽ tốt hơn. Ông cũng kiến nghị rằng, các cơ quan nhà nước cần có chính sách ưu tiên trong thời gian tới để tạo lợi thế cho ngành gỗ tăng trưởng. Trong thời gian tới, kêu gọi đầu tư nước ngoài giúp giá trị kim ngạch gỗ tăng hơn cũng là một biện pháp tốt.